Subdomain là gì? Hướng dẫn cách tạo Subdomain 2022

Subdomain là một trong những yếu tố quan trọng của mạng lưới Internet. Tuy nhiên để nắm được vai trò và cách tạo tên miền phụ như thế nào hoàn toàn không hề đơn giản.
Contents
Subdomain là gì
Subdomain là tên miền phụ, phần mở rộng được tách ra từ domain chính. Tên miền phụ có nhiệm vụ tổ chức và xây dựng nội dung nhằm phục vụ cho một chức năng chuyên biệt hoặc một lĩnh vực nào đó.
Khác nhau domian và Subdomain web
Khi đăng ký tên miền, bạn sẽ tạo Subdomain không giới hạn tại nhà quản lý. Thậm chí đối với một số người đã biến Subdomain thành cơ hội kinh doanh khi kiếm tiền bằng cách mua domain đẹp, sau đó bán đăng ký tên miền phụ. Ví dụ như WordPress.com, Squarespace và một số platform khác cũng đang áp dụng cách làm tương tự. Họ đã tạo ra profile riêng cho các user dù Root Domain là như nhau.
Mục đích của Subdomain là gì
Subdomain hiện đang là một phần của website chính và được các công cụ tìm kiếm xem như một thực thể độc lập. Người dùng Internet hiện đang sử dụng Subdomain vào mục đích:
Mục đích Subdomain
Tạo website riêng cho đối tượng người dùng
Nếu bạn đang duy trì một website có content đa ngôn ngữ, việc sử dụng Subdomain là đặc biệt quan trọng. Subdomain giúp tạo website dành riêng cho từng đối tượng người dùng và duy trì hoạt động đa ngôn ngữ.
Có thể đưa ra một ví dụ như Craigslist- trang có rất nhiều Subdomain riêng, phục vụ từng khu vực khác nhau. Ngoài việc dùng Subdomain điều chỉnh ngôn ngữ content cho phù hợp nhất, họ còn tối ưu hóa website của từng lãnh thổ. Vì vậy nếu bạn truy cập vào Craiglist sẽ thấy điều hướng trỏ về content tương ứng với vị trí hiện tại của mình.
Tiết kiệm chi phí
Khi bắt đầu sử dụng Subdomain, bạn sẽ không tốn bất kỳ một chi phí nào để đăng ký tên miền, cũng như tiền mua domain mới. Dù vậy, bạn vẫn có thể tạo ra thêm nhiều website khác, tận dụng giao diện thiết kế web cho site domain chính mà không mất phí.
Tạo được trang dành riêng cho mobile
Khi sử dụng Subdomain, bạn sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng đang trải nghiệm hoạt động của thiết bị di động. Thay vì phải xây dựng trang web có độ phản hồi cao và yêu cầu quá nhiều thứ, bạn có thể chọn cách linh hoạt hơn đó là đem lại trải nghiệm khác nhau với mỗi kích thước màn hình khác nhau.
Khi nào nên tạo Subdomain
Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất và cần đưa ra lời giải đáp chính xác. Bạn nên dùng Subdomain trong những trường hợp như:
Doanh nghiệp vừa ra mắt một sản phẩm mới
Khi doanh nghiệp vừa cho ra mắt một sản phẩm mới dành cho nhiều nhóm khách hàng, Subdomain sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khả năng thử nghiệm mới.
Sau khi tạo được website thành công, bạn có thể dùng Subdomain để quảng cáo chiến dịch hoặc cân nhắc có nên xóa Subdomain này không.
Hỗ trợ quản lý website
Nếu bạn muốn tăng tính hiệu quả của website trong việc quản lý và sắp xếp thì– Subdomain sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Hãy tiến hành tách từng nhóm sản phẩm ra các website riêng của giao diện Subdomain và sau đó phân công quản trị viên. Từ đây, việc quản lý web sẽ trở nên dễ dàng và bảo mật tối đa hơn.
Quảng bá, xây dựng thương hiệu
Cùng với sự hỗ trợ của Subdomain, việc tạo website ra mắt sản phẩm mới đã đơn giản và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng được lượng traffic cần có để làm SEO, đưa ra chiến dịch đúng đắn và phù hợp, giúp xây dựng doanh nghiệp.
Hướng dẫn tạo Subdomain 2022
Nhiều người dùng gặp nhiều khó khăn trong việc tạo Subdomain. Thế nhưng chỉ với 2 bước như sau, bạn sẽ dễ dàng đăng ký tên miền phụ vô cùng đơn giản:
Hướng dẫn tạo lập đơn giản
Suy nghĩ tên của Subdomain
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là nghĩ ra tên Subdomain ngắn gọn, đơn giản và phù hợp nhất với mục đích thành lập trang.
Thông thường một Subdomain chuẩn bao gồm kí tự từ a đến z và từ 0 tới 0 có gạch nối, hoàn toàn không sử dụng khoảng cách. Tuy nhiên quy tắc này cũng có thể thay đổi tùy vào nhà cung cấp tên miền. Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra và đánh giá trường hợp của mình trước khi đưa tên Subdomain chuẩn.
Kích hoạt Subdomain về website mới
Bước này có phần khó hơn bởi bạn cần xác định được vị trí trang trên website. Vị trí này có thể bao gồm một phần website sẵn có, website hoặc URL trung gian hoặc website hoàn toàn mới. Bạn sẽ thiết lập cài đặt mọi thứ chỉ thông qua Control Panel. Nếu bạn sử dụng domain và hosting từ hai công ty khác nhau thì bạn cần tuân thủ nội dung chính sách bảo mật hai bên.
Hy vọng nội dung trên đã cung cấp cho bạn thông tin về Subdomain và cách tạo lập nhanh chóng nhất. Đừng bỏ qua những bài chia sẻ kinh nghiệm về SEO TOP _Không backlink mới nhất trên website của Tupo Media. Liên hệ với Tupo Media tại địa chỉ:
TUPO MEDIA
- Tòa nhà Imperial Plaza – 360 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0335.669.699
- Email: admin@tupomedia.vn